GameFi là một từ khóa hot những năm gần đây. GameFi là gì, GameFi gồm những gì và cơ chế hoạt động như thế nào là câu hỏi nhận được sự quan tâm lớn. Bài viết sau sẽ giải đáp tổng quan về GameFi và các thông tin liên quan, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan nhất.
Nội dung chính
Thế nào là GameFi?
GameFi là những trò chơi kết hợp giữa game (trò chơi điện tử) và DeFi (Decentralized Finance – tài chính phi tập trung). Người chơi GameFi sẽ được trả thưởng bằng token và token này có thể được mua-bán để kiếm lợi nhuận. Các token này được giao dịch trên nhiều sàn tiền điện tử hàng đầu thế giới như: KuCoin, BKEX, Gate.io, Hoo,…
GameFi là game kiếm tiền ngày càng phổ biến trên thị trường
GameFi vừa mang tính chất play to earn, vừa được gamify nên giúp dự án trông đẹp mắt và thu hút nhiều người chơi. Cơ chế hoạt động của GameFi tương tự như một dự án DeFi với yếu tố kinh tế thực thụ.
Dự án GameFi bao gồm những thành phần nào?
GameFi xoay quanh các yếu tố:
Non-Fungible Token (NFT) – Tài sản không thể thay thế
GameFi được xây dựng và phát triển trên nền tảng blockchain, phần thưởng mà người chơi đạt được có giá trị dưới dạng NFT. Các NFT này có thể là nhân vật, động vật, đất đai, avatar… trong game.
Lợi nhuận từ NFT trong GameFi thông qua các nguồn như: chơi game có được vật phẩm, sau đó quy đổi vật phẩm sang token game và mua bán token game để lấy tiền.
Token trong GameFi
Hầu hết các dự án GameFi hiện nay đều có hai token chính:
- Token quản trị: Loại token để quản trị game với số lượng giới hạn. Đây cũng được gọi là token chính của game.
- Token thưởng: Loại token này được sử dụng cho các chức năng trong game với số lượng không giới hạn.
GameFi hoạt động như thế nào?
Mỗi dự án GameFi sẽ áp dụng một nền kinh tế trò chơi với mô hình khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc GameFi sẽ phối hợp nhiều cơ chế nhằm tạo nên tính cân bằng với các token trong game và cơ chế phần thưởng.
Người dùng GameFi sẽ được trả thưởng thông qua các hoạt động:
- Tương tác với nhau (PvP)
- Tương tác với bot (PvE)
- Làm nhiệm vụ hằng ngày (đăng nhập điểm danh, làm nhiệm vụ, hoàn thành yêu cầu từ hệ thống,…).
Bên cạnh cơ chế kiếm token và phần thưởng trong game, các GameFi sẽ đi kèm với cơ chế tiêu thụ các token này. Để tiêu thụ sẽ bao gồm: phí rút token, breeding (sinh sản ra các nhân vật mới),…
GameFi có cơ chế hoạt động rõ ràng, dễ hiểu
Ngoài ra, GameFi bao gồm các NFT là chìa khóa để người chơi có thể chơi game. Ví dụ, để chơi Axie Infinity với các token AXS, người chơi cần 3 NFT.
Phân biệt GameFi và Metaverse
Không ít người nhầm lẫn về GameFi và Metaverse. Thực tế, GameFi là một mảnh ghép quan trọng để tạo nên Metaverse. Tuy nhiên Metaverse là một thế giới mở trong khi nhiều dự án GameFi là những thế giới đóng, người dùng không thể xây dựng hay tác động trên đó.
Nếu như GameFi chủ yếu tập trung vào các yếu tố “earn” hay “finance” thì trong Metaverse các yếu tố này cũng sẽ phải tồn tại nhưng còn rất nhiều khía cạnh khác quan trọng như: khả năng tương tác, sự sáng tạo và phát triển,…
Điểm danh một số dự án GameFi nổi bật
Axie Infinity
Nhắc đến game mở đầu cho trào lưu play to earn không thể không nhắc đến Axie Infinity. Đây là game giúp cộng đồng tìm hiểu và thúc đẩy sự phát triển về GameFi. Ở game này, người chơi sẽ sử dụng 3 Axie tạo thành một đội hình để đánh nhau với đối thủ, làm nhiệm vụ,…
Thetan Arena
Thetan Arena là dự án GameFi đến từ Việt Nam. Game có 4 người chơi với 2 đội để chiến đấu tiêu diệt trụ chính. Bên thắng là bên phá sập nhà chính đối phương trước.
Nếu như nhiều người cho rằng cơ chế kiếm tiền Crypto nhàm chán và có phần phức tạp như bạn phải tìm hiểu về thị trường, giá Bitcoin,… thì GameFi giúp loại bỏ những điều này. Bởi bạn chỉ cần “chơi” là có thể biến thành “kiếm tiền” không giới hạn.
GameFi là một trong những trò chơi vừa chơi vừa kiếm tiền được nhiều người quan tâm. Khi công nghệ blockchain ngày càng phát triển, GameFi dự kiến sẽ tiếp tục cập nhật trong tương lai. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn về GameFi.