Quy định tại điều 119 của Bộ luật dân sự năm 2015 đã nêu rõ các hình thức hợp đồng được phép sử dụng trong các giao dịch dân sự bao gồm các giao kết thể hiện trên văn bản giấy, điện tử, lời nói và hành vi cụ thể. Tham khảo ngay bài viết để nắm được thông tin chi tiết về từng hình thức hợp đồng theo pháp luật hiện hành.

1. Hợp đồng văn bản giấy

Đây là hình thức soạn thảo các nội dung và thực hiện ký kết hợp đồng bằng văn bản được in ấn. Trong đó, các bên tham gia giao kết phải ghi rõ các nội dung cơ bản theo quy định, bao gồm đối tượng, số lượng/chất lượng và phương thức/thời gian/địa điểm thực hiện hợp đồng. Ở thời điểm hiện tại, đây chính là hình thức hợp đồng phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất.

Ưu điểm:

  • Tính xác thực cao, có đầy đủ cơ sở dữ liệu được lưu trữ bằng giấy tờ theo quy định để làm cơ sở giải quyết tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng.
  • Đảm bảo đầy đủ giá trị pháp lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Nội dung hợp đồng thể hiện tính nghiêm túc, rõ ràng với các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên tham gia giao kết.

Nhược điểm:

  • Tốn thời gian cho các công đoạn soạn thảo, in ấn, ký kết và chuyển phát cho đối tác.
  • Thiếu tính linh hoạt, đặc biệt gặp trở ngại khi thực hiện ký kết với đối tác ở khoảng cách địa lý xa, đối tác nước ngoài.
  • Doanh nghiệp cần chi nhiều tiền cho chuẩn bị giấy tờ in ấn và dịch vụ chuyển phát.

tim-hieu-ve-cac-hinh-thuc-hop-dong-thong-dung-hien-nay-1

Hợp đồng giấy có tính xác thực và đảm bảo giá trị pháp lý cao

2. Hợp đồng điện tử

Hợp đồng điện tử là phương tiện cho phép thiết lập các dữ liệu thông tin, ký kết, lưu trữ và được truyền tải trên nền tảng điện tử. Xét về hình thức, nó cũng được xem như một loại hợp đồng văn bản nhưng thay vì soạn thảo, ký kết trên giấy được in ra thì các thao tác này lại được thực hiện trực tuyến. Đi theo sự phát triển chung của công nghệ thông tin và xu hướng tất yếu của quá trình chuyển đổi số, hợp đồng điện tử phổ biến theo từng ngày và dần được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn ứng dụng tại đơn vị.

Ưu điểm:

  • Các tiện ích công nghệ hỗ trợ thao tác soạn thảo, ký kết, lưu trữ và truyền nhận trực tuyến giúp tối ưu hóa hoạt động quản lý, vận hành và nâng cao hiệu suất thực hiện các giao dịch kinh doanh mua bán của doanh nghiệp.
  • Tiết kiệm thời gian khi cho phép chuyển hợp đồng đến tay người nhận ngay khi ký kết, bất kể đối tác ở đâu.
  • Cắt giảm đáng kể chi phí cho lưu trữ văn thư, in ấn, giấy tờ và dịch vụ chuyển phát tại doanh nghiệp.
  • Tính pháp lý của hợp đồng điện tử đảm bảo theo đúng quy định pháp luật và được công nhận tại điều 33 và khoản 1 điều 36 của Luật giao dịch điện tử 2005.

Nhược điểm:

  • Hình thức này còn khá mới nên nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nắm vững được quy định về hợp đồng điện tử để đưa vào ứng dụng tại đơn vị.
  • Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa đáp ứng được điều kiện về hạ tầng công nghệ để ứng dụng phần mềm.

tim-hieu-ve-cac-hinh-thuc-hop-dong-thong-dung-hien-nay-2

Hợp đồng điện tử mang đến nhiều tiện ích thông minh giúp tối ưu hóa năng suất hoạt động của doanh nghiệp

>>Tìm hiểu thêm về tình hình hợp đồng điện tử hiện nay của các doanh nghiệp trên thị trường, liệu bạn có đang đi chậm hơn so với xu hướng chung?

3. Hợp đồng bằng lời nói

Hợp đồng bằng lời nói hay còn gọi là hợp đồng miệng là hình thức các bên tham gia thỏa thuận, thiết lập quyền và nghĩa vụ của nhau bằng lời nói. Thông thường, hình thức này chỉ áp dụng khi các chủ thể có sự tin tưởng lẫn nhau, các chủ thể có quan hệ ruột thịt hoặc là hợp đồng mua bán được thực hiện và chấm dứt trong thời gian ngắn.  

Hình thức hợp đồng miệng có ưu điểm thiết lập nhanh chóng, các nội dung giao kết đơn giản nên có thể thực hiện ngay. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là không có tính pháp lý nên sẽ không đảm bảo được quyền lợi các bên tham gia.

tim-hieu-ve-cac-hinh-thuc-hop-dong-thong-dung-hien-nay-3

Hợp đồng miệng thiết lập nhanh chóng, thuận tiện nhưng không có giá trị pháp lý

4. Hợp đồng giao kết bằng hành vi cụ thể

Đây là hình thức hợp đồng được thiết lập thông qua hành động cụ thể của các chủ thể thay vì trao đổi bằng lời nói hay dữ liệu văn bản. Ví dụ điển hình cho hình thức hợp đồng này chúng ta có thể thấy ở các hoạt động mua bán trong siêu thị, cửa hàng tự chọn.

tim-hieu-ve-cac-hinh-thuc-hop-dong-thong-dung-hien-nay-4

Các hoạt động giao dịch mua bán ở siêu thị, cửa hàng tự chọn là ví dụ điển hình của hình thức hợp đồng giao kết bằng hành vi

Cách lý giải cụ thể như sau:

  • Người mua tự chọn hàng hóa trong các quầy – đề nghị thực hiện giao kết hợp đồng mua bán.
  • Thu ngân (đại diện người bán) tiến hành thanh toán – chấp nhận giao kết hợp đồng.
  • Thanh toán xong, hàng hóa thuộc về người mua và hợp đồng mua bán cũng chấm dứt.

 

Rate this post

Bài viết liên quan!

Nhận xét bài viết!