Trong thị trường tài chính, hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm cơ bản được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Các thị trường được áp dụng như là cổ phiếu, vàng, ngoại hối hay tiền mã hóa.
Có thể các bạn vẫn còn đang “mơ hồ” về những khái niệm này mặc dù chúng khá dễ hiểu. Trong điều kiện thị trường khác nhau, hoạt động của hỗ trợ và kháng cự là khác nhau, nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu từng trường hợp để hiểu rõ hơn về hoạt động của nó. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên lo lắng vì Beat Đầu Tư sẽ mang những thông tin hữu ích đến với bạn đấy.
Kháng cự và hỗ trợ là gì?
Kháng cự và hỗ trợ là vùng giá mà tại vùng đó nhà đầu tư hy vọng nó sẽ đổi chiều.
- Đối với ngưỡng kháng cự thì có khả năng đảo chiều theo xu hướng từ giảm đến tăng.
- Đối với ngưỡng hỗ trợ thì có khả năng đảo chiều theo xu hướng từ tăng đến giảm.
Hỗ trợ kháng cự
Hỗ trợ – kháng cự có tính chất đó là: “Vùng giá hỗ trợ thành vùng giá kháng cự khi vượt qua dứt khoát và ngược lại”.
Mức hỗ trợ và kháng cự là gì?
Những đường nối đỉnh và đáy giá quan trọng là đường hỗ trợ và kháng cự trong phân tích biểu đồ hàng hóa. Các Trader thường sử dụng các đường này để đưa ra quyết định điểm vào thị trường.
Mức hỗ trợ là mức mà ở đó áp lực mua chiếm ưu thế hơn so với áp lực bán. Mức này phù hợp đối với vị trí mua. Chính vì vậy, mà đa số các Trader đều có xu hướng ở vai trò người mua, khi giá tiềm cận hỗ trợ.
Mức kháng cự là mức mà áp lực bán chiếm ưu thế hơn so với áp lực mua. Ở vị trí này, hầu hết các Trader sẽ mở vị trí bán khi giá tiệm cận kháng cự.
Cách xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch
Các mức hỗ trợ và kháng cự là phần quan trọng của phân tích kỹ thuật, còn được dùng để xác định xu hướng từ đó đưa ra quyết định giao dịch trên thị trường. Đây là công cụ giúp xác nhận xu hướng chuyển động của giá. Bất kì Trader nào sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật đều được khuyến cáo sự dụng các mức này.
Mức hỗ trợ là đường nối các điểm đáy giá lại với nhau. Vì vậy, mà tùy vào đường Trend chính (chuyển động giá chiếm ưu thế) mức hỗ trợ có thể ở dạng đường nghiêng góc hoặc đường nằm ngang.
- Đối với xu hướng trend tăng giá, đường hỗ trợ có góc nghiêng dương.
- Đối với xu hướng giá ổn định, đường hỗ trợ sẽ nằm ngang.
Mức kháng cự là đường nối lần lượt các đỉnh giá lại với nhau. Chính lẽ đó, mà tùy vào xu hướng mà mức này có dạng đường nghiêng góc hoặc đường nằm ngang.
- Đối với xu hướng trending giảm giá, đường kháng cự có góc nghiêng âm.
- Đối với xu hướng giá ổn định, đường kháng cự sẽ nằm ngang.
Tuy nhiên, để xác định được hướng tăng của giá, mỗi mức hỗ trợ tiếp theo đều phải nằm trên các mức trước, đối với các mức kháng cự cũng như vậy. Ngược lại, ví dụ như khi mức hỗ trợ rơi xuống đáy giá trước, điều này cho thấy được có thể xu hướng tăng kết thúc hoặc là Trend giá chuyển sang biến động ngang.
Tương tự, để xác định xu hướng giảm của giá, mỗi mức hỗ trợ tiếp theo đều phải nằm dưới các mức đó, từ đó chúng ta có thể dự đoán khả năng thay đổi trend hiện tại.
Trong trường hợp trend tăng giá chuyển thành trend giảm giá, mức kháng cự trở thành mức hỗ trợ. Và ngược lại, mức hỗ trợ trở thành mức kháng cự trong trường hợp trend giảm giá chuyển thành trend tăng giá.
Đối với phân tích kỹ thuật, mức hỗ trợ và mức kháng cự gọi là “rally”, “correction”, hay đảo chiều trend”.
Xu hướng sẽ được giữ cho đến khi giá tài sản ở giữa các mức kháng cự và hỗ trợ.
Các bạn vừa được giới thiệu đến các thông tin cơ bản liên quan đến đường hỗ trợ và kháng cự trong giao dịch. Đến đây, có lẽ các bạn đã nắm được các kiến thức cơ bản nhất về hỗ trợ và kháng cự và cách áp dụng chúng trong giao dịch như chứng khoán, cổ phiếu,…
Beat Đầu Tư hy vọng rằng, các bạn sẽ áp dụng những kiến thức cơ bản này để tạo nền tảng vững chắc cho quá trình giao dịch. Bên cạnh, đó việc tìm hiểu thêm thông tin là cần thiết để đưa ra các quyết định đúng đắn và giao dịch được diễn ra thành công.