Đối với các doanh nghiệp, vốn được xem là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động và sự phát triển của tổ chức. Hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều có nhiều loại vốn khác nhau, trong đó không thể không nhắc đến vốn chủ sở hữu. Vậy vốn chủ sở hữu tiếng Anh là gì? Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa như thế nào với các công ty, doanh nghiệp?
Nội dung chính
Vốn chủ sở hữu tiếng Anh là gì?
Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất của các doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu tiếng Anh có nhiều cách gọi khác nhau như stockhold’s equity, owner’s equity hoặc đơn giản là equity. Ở Việt Nam, loại vốn này còn được người trong ngành gọi là tái sản ròng. Trên thực tế, hầu hết tất cả mọi người đều khó có thể đưa ra khái niệm chính xác về loại vốn đặc biệt này.
Về cơ bản, vốn chủ sở hữu là thuật ngữ được dùng để chỉ số tiền vốn thuộc sở hữu của các chủ thể khác nhau trong một doanh nghiệp. Bao gồm các thành viên của công ty liên doanh, các cổ động của công ty cổ phần hoặc của chủ doanh nghiệp trong doanh nghiệp tư nhân. Vốn chủ sở hữu được xác định là phần giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành các khoản nợ cần trả cho hoạt động.
Trên thực tế, vốn chủ sở hữu tồn tại trong suốt quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những thông tin liên quan đến doanh nghiệp được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu.
Phương pháp tính vốn chủ sở hữu được áp dụng như thế nào?
Trên thực tế, việc xác định tổng số vốn chủ sở hữu của một công ty, doanh nghiệp tương đối đơn giản. Tuy nhiên trước đó, bạn cần xác định một số thông tin cụ thể về hoạt động của doanh nghiệp. Những thông tin cần thiết để tính vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Tổng tài sản của doanh nghiệp: Tổng tài sản phải được xác định một cách chính xác, cụ thể thông qua bảng cân đối kế toán. Tuyệt đối không tự ý ước lượng tổng tài sản của công ty để hạn chế sai lệch trong những bước sau.
- Tổng nợ cần trả của doanh nghiệp: Đây cũng là thông tin quan trọng, đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối.
Sau khi xác định những thông số cần thiết nói trên, bạn có thể dễ dàng tính được vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bằng công thức:
Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản của doanh nghiệp – Tổng nợ mà doanh nghiệp phải trả.
Vốn chủ sở hữu có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nó thể hiện giá trị cổ phần khi nhà đầu tư tham gia vào hoạt động của một công ty. Khi sở hữu vốn, cổ đông không chỉ có quyền bỏ phiếu khi bầu hội đồng quản trị mà theo thời gian, số vốn ban đầu có thể đem đến cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn. Do đó, vốn chủ sở hữu luôn có ảnh hưởng lớn đến quyết định gia nhập doanh nghiệp của các nhà đầu tư.
Đối với hoạt động của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu cũng đóng vai trò đặc biệt hơn cả. Không chỉ được sử dụng để duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh sinh lời mà đây còn là lá bài hộ mệnh của chủ doanh nghiệp. Cụ thể là trong trường hợp kinh doanh thua lỗ khiến công ty buộc phải dừng hoạt động hoặc phá sản thì số vốn này sẽ được sử dụng. Mục đích chính là thanh toán các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của công ty. Dù vậy trên thực tế, vốn chủ sở hữu cũng có thể bị âm nếu như số nợ phải trả quá lớn. Lúc này, doanh nghiệp được xem là bị mất khả năng thanh toán.
Vốn chủ sở hữu có những loại nào?
Hiện nay, vốn chủ sở hữu được các doanh nghiệp phân chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa được phân phối được xem là hai loại thường gặp nhất.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu được dùng để chỉ phần vốn góp do các chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp. Chủ sở hữu có thể là cổ đông, Nhà nước, các bên liên doanh, thành viên của Công ty TNHH, thành viên hợp danh,… Riêng ở công ty cổ phần, vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ được tính dựa trên vốn điều lệ (tức mệnh giá cổ phần được phát hành).
Lợi nhuận sau thuế chưa được phân phối dùng để chỉ kết quả kinh doanh lũy kế, Phần lợi nhuận này thường được tích lũy nhằm mục đích tái đầu tư để tăng vốn chủ sở hữu ở vòng tiếp theo. Trong một số trường hợp khi doanh nghiệp liên tục kinh doanh thua lỗ trong thời gian dài, lũy kế âm có thể cao hơn số vốn điều lệ của doanh nghiệp. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến hủy niêm yết ở các công ty trên thị trường.
Vốn chủ sở hữu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của một đơn vị sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, tìm hiểu về vốn chủ sở hữu tiếng Anh là gì và các thông tin liên quan luôn được các nhà đầu tư chú ý. Đừng quên theo dõi các bài viết khác của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức tài chính bổ ích.