Việc sử dụng thẻ tín dụng cũng đi kèm với những rủi ro về bảo mật. Một trong những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ tài khoản chính là mã PIN. Vậy thẻ tín dụng có mã PIN không? Cùng MB Bank đi tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!
Nội dung chính
Mã PIN thẻ tín dụng là gì?
Mã PIN thẻ tín dụng (Personal Identification Number) là một dãy số bí mật gồm 4 hoặc 6 chữ số được ngân hàng cung cấp khi nhận thẻ tín dụng. Sau khi nhận mã PIN lần đầu tiên, khách hàng cần phải tiến hành đổi mã PIN để tăng tính bảo mật cho thẻ và kích hoạt tài khoản ngay sau đó.
Mã PIN đóng vai trò như chìa khóa để bảo vệ tài khoản thẻ tín dụng của bạn khỏi các giao dịch trái phép. Vì thế, khi muốn giao dịch tài chính qua thẻ ATM, bạn cần phải nhập chính xác mã này để xác thực thông tin.
Mã PIN thẻ tín dụng viết tắt là Personal Identification Number
Thẻ tín dụng có mã PIN không?
Tương tự như các loại thẻ ngân hàng khác, khi mở thẻ tín dụng các bạn cũng sẽ được ngân hàng cấp một dãy mã PIN gồm 4 số hoặc 6 số. Sau khi nhận mã PIN, khách hàng cần đặt lại mã PIN qua Mobile Banking hoặc cấp qua SMS tùy theo quy định của từng ngân hàng.
Khách hàng sử dụng mã PIN trong các trường hợp như rút tiền mặt, thanh toán hóa đơn,… Mã PIN này sẽ giúp xác thực chủ sở hữu cũng như bảo vệ thông tin tài khoản. Từ đó giúp khách hàng tránh khỏi tình trạng bị đánh cắp hoặc sử dụng trái phép.
Điểm danh 5 điều cần lưu ý về mã PIN
Để bảo đảm sự an toàn về thông tin thẻ tín dụng, dưới đây là 5 điều bạn cần lưu ý:
Tạo mã PIN mạnh
Hãy tạo một dãy mã PIN mạnh bằng cách kết hợp các ký tự số, chữ cái và ký tự đặc biệt để tăng cường tính bảo mật. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng dãy số ngẫu nhiên, không liên quan đến thông tin cá nhân như ngày sinh, số điện thoại, số nhà,… Tránh sử dụng các dãy số dễ đoán như 123456, 000000, 111111.
Nên tạo một dãy mã PIN mạnh
Không được chia sẻ thông tin về mã PIN
Mã PIN nắm giữ vai trò quan trọng trong việc bảo mật giao dịch tài chính của khách hàng. Chủ thẻ không nên chia sẻ thông tin mã PIN với bất kỳ ai, kể cả cả người thân và bạn bè để giúp ngăn chặn nguy cơ sử dụng trái phép thẻ tín dụng và tránh những rủi ro không mong muốn.
Đổi mã PIN thường xuyên
Việc đổi mã PIN thường xuyên sẽ giúp tăng cường độ bảo mật cho thẻ, hạn chế tối đa tình trạng bị lộ thông tin cá nhân. Tốt nhất là nên đổi mã PIN thẻ tín dụng ít nhất từ 3 đến 6 tháng một lần hoặc đổi mã PIN ngay khi nhận thấy một số vấn đề bị rò rỉ thông tin hay mã PIN bị đánh cắp. Khi đổi mã PIN, hãy tuân thủ các nguyên tắc tạo mã PIN mạnh như đã đề cập ở trên.
Đổi mã PIN thường xuyên để tăng cường độ bảo mật
Không lưu trữ mã PIN trực tiếp lên giấy hoặc điện thoại
Khách hàng không nên lưu trữ mã PIN của mình trên giấy tờ hoặc điện thoại di động. Thay vào đó, hãy tự ghi nhớ mã PIN của mình hoặc sử dụng các phương tiện an toàn như ứng dụng quản lý mật khẩu để lưu trữ mã PIN một cách bảo mật.
Quên mã PIN thẻ tín dụng phải xử lý như thế nào?
Khi quên mã PIN thẻ tín dụng, khách hàng vẫn có thể thanh toán trực tiếp qua máy POS hoặc qua các website. Tuy nhiên, khách hàng không thể thực hiện các giao dịch khác qua máy ATM nếu không có mã PIN. Trong trường hợp này, bạn cần liên hệ ngay với ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ để yêu cầu cấp lại mã PIN và làm theo hướng dẫn để khôi phục hoặc đặt lại mã PIN.
Khách hàng vẫn có thể thanh toán trực tiếp qua máy POS khi quên mã PIN
Một số câu hỏi thường gặp về mã PIN thẻ tín dụng
Mã PIN thẻ tín dụng vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thông tin thẻ. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trong quá trình sử dụng mã PIN thẻ tín dụng:
Thực hiện giao dịch thanh toán Online có yêu cầu nhập mã PIN không?
Thường thì khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến (online) không yêu cầu khách hàng nhập mã PIN. Thay vào đó, quá trình xác thực thường sử dụng mã CVV (Card Verification Code), mã OTP (One-Time Password), mật khẩu, hoặc các phương thức xác thực khác như sử dụng dấu vân tay, quét khuôn mặt, hoặc xác minh thông qua ứng dụng di động.
Cách thức xác thực có thể thay đổi tùy theo phương thức thanh toán và quy định của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cụ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, khách hàng chỉ sử dụng mã PIN khi thực hiện giao dịch tại máy rút tiền tự động (ATM) hoặc các điểm bán hàng truyền thống.
Khách hàng sử dụng mã PIN khi thực hiện giao dịch tại ATM
Thanh toán qua máy POS bằng thẻ tín dụng có cần nhập mã PIN không?
Tùy thuộc vào loại thẻ và quy định cụ thể của ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ mà khách hàng cần hoặc không cần nhập mã PIN khi thực hiện giao dịch, thanh toán hóa đơn qua máy POS.
Đối với nhiều loại thẻ tín dụng, giao dịch thanh toán tại POS thường không yêu cầu nhập mã PIN. Thay vào đó, khách hàng có thể thực hiện giao dịch bằng cách ký tên hoặc xác nhận thông qua chữ ký trên biên nhận thanh toán.
Còn đối với một số loại thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng có tính bảo mật cao hơn, như thẻ chip có thể yêu cầu khách hàng nhập mã PIN khi thanh toán tại POS.
Lời kết
Nhìn chung, mã PIN chính là một trong những giải pháp bảo mật an toàn cho thẻ tín dụng. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có câu trả lời cho thắc mắc thẻ tín dụng có mã pin không cũng như cập nhật thêm một số thông tin xoay quanh mã PIN thẻ tín dụng. Nếu các bạn còn vấn đề gì cần giải đáp đừng ngần ngại liên hệ MB Bank qua hot line 1900 545426 để được giải đáp chi tiết nhé!