Thông thường, khi đầu tư vào các doanh nghiệp hay bất cứ lĩnh vực nào đều tiến hành phân tích cụ thể để đưa ra nhận định đúng đắn nhất. Để hiểu rõ hơn mời bạn tham bảo bài viết dưới đây về phân tích ngành là gì? Vai trò của phân tích ngành trong lĩnh vực đầu tư tài chính?

phân tích ngành là gì
Phân tích ngành – công cụ cơ bản hàng đầu hỗ trợ đầu tư chứng khoán thành công.

Phân tích ngành là hoạt động cốt yếu khi tiến hành phân tích một lĩnh vực kinh doanh hay ngành nào đó. Cụ thể, phân tích ngành là việc phân tích một ngành cụ thể như: sản xuất, dịch vụ, thương mại,…để giúp doanh nghiệp và các nhà phân tích nắm được động lực cạnh tranh của ngành đó. Nắm vững được hoạt động này sẽ góp phần quan trọng mang lại lợi ích khi đầu tư, tránh được những sai lầm giao dịch mua/bán cổ phiếu của một doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu phân tích ngành là gì? Vai trò của phân tích ngành trong lĩnh vực đầu tư tài chính? Để có những thông tin cần thiết thuận lợi cho mục đích đầu tư nhé!

Phân tích ngành là gì?

Phân tích ngành (trong tiếng Anh có nghĩa là Industry analysis), là việc phân tích một ngành cụ thể (như: sản xuất, dịch vụ, thương mại, tài chính,…) để giúp doanh nghiệp và các nhà phân tích nắm rõ động lực cạnh tranh của ngành đó, bao gồm các hoạt động: mức độ cạnh tranh trong ngành, thống kê cung cầu và các ngành mới nổi khác, cũng như những triển vọng tương lai và ảnh hưởng các yếu tố ngoại tác động đến ngành.

Vai trò phân tích ngành trong đầu tư chứng khoán

Phân tích ngành đóng vai trò quan trọng trong phương pháp đầu tư cơ bản, cụ thể như:

  • Hiểu về mô hình và môi trường kinh doanh của công ty: Phân tích ngành là bước đầu tiên trong việc lựa chọn và định giá cổ phiếu vì nó cung cấp cái nhìn chi tiết về lợi thế cạnh tranh, cơ hội tăng trưởng và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với một nhà phân tích tín dụng, phân tích ngành giúp việc đánh giá về khả năng trả nợ của công ty sử dụng nợ vay.

  • Xác định các cơ hội đầu một cách hiệu quả, hợp lý: Những nhà đầu tư thực hiện phương pháp đầu tư từ trên xuống (top-down) sử dụng phân tích ngành để xác định tiềm năng về lợi nhuận và sự tăng trưởng (tích cực, trung lập hay tiêu cực) của các ngành.

Dựa vào các đánh giá đó, những nhà đầu tư sẽ thay đổi tỷ trọng đầu tư cổ phiếu nếu họ cho rằng thị trường đang định giá không phù hợp so với triển vọng của ngành.

  • Phân bổ danh mục đầu tư: Việc phân tích ngành giúp nhà quản lý danh mục tiến hành lựa chọn được những ngành và lĩnh vực trong từng giai đoạn để tối đa hóa hiệu quả đầu tư.

phân tích ngành là gì

Các cách phân loại ngành

Có 3 cách tiếp cận chính để phân loại ngành:

  • Sản phẩm và dịch vụ cung cấp.
  • Sự nhạy cảm so với chu kỳ kinh doanh (Business – cycle sensitivities).
  • Tương đồng về mặt thống kê (mức độ tương đồng về hiệu suất đầu trong quá khứ).

Các yếu tố ảnh hưởng đến phân tích ngành

Phân tích môi trường cạnh tranh trong phân tích ngành

Môi trường cạnh tranh ngành ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tạo ra lợi nhuận, doanh thu, chiến lược cũng như cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, đây là nội dung không thể thiếu trong phân tích ngành.

Trong đánh giá môi trường cạnh tranh của ngành, mô hình 05 áp lực cạnh tranh của Michael Porter (Michael Porter’s “five forces” framework) thường sẽ được áp dụng. để quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành như sau:

phân tích ngành là gì
Mô hình 5 yếu tố áp lực cạnh tranh của Michael Porter.

Nguy cơ đối thủ mới gia nhập: thể hiện ở mức độ rào cản gia nhập ngành, nếu các đối thủ mới có thể dễ dàng gia nhập thì ngành đó có rào cản thấp, dẫn đến mức độ cạnh tranh cao trong nội bộ ngành.

Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp: quyết định điều kiện giao dịch của họ đối với doanh nghiệp như hạn chế nguồn cung hoặc nâng giá.

Sức mạnh mặc cả của khách hàng: với khách hàng mạnh, họ có thể buộc giá phải giảm xuống, khiến tỷ lệ lợi nhuận của ngành giảm.

Nguy cơ từ sản phẩm thay thế: có thể gây ảnh hưởng mạnh đến cầu sản phẩm nếu như khách hàng chuyển sang lựa chọn sản phẩm thay thế đến từ những ngành khác.

Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại: đây kết quả của sự tổng hợp các yếu tố cạnh tranh trên, một ngành có sự cạnh tranh gay gắt mang các đặc điểm như: chi phí cố định cao, thị trường phân mảnh với rất nhiều đối thủ, sản phẩm mang tính tương đồng và chi phí để rút khỏi ngành cao.

Phân tích cung, cầu thị trường

Mối tương quan cung – cầu thị trường là một nội dung quan trọng trong phân tích ngành, gây ảnh hưởng đến hệ quả của dư thừa nguồn cung sản phẩm. Chứng minh sự cạnh tranh ngày càng tăng lên, đặc biệt là về cạnh tranh giá cả, dẫn đến sự sụt giảm về doanh thu cũng như lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Phân tích sự ảnh hưởng các yếu tố môi trường kinh doanh khác

Các yếu tố môi trường khác có thể ảnh hưởng đến đến tăng trưởng, lợi nhuận và rủi ro của ngành kinh doanh bao gồm:

Tình hình kinh tế vĩ mô

Xu hướng phát triển chung của nền kinh tế ảnh hưởng lớn đến nhu cầu sử dụng hàng hóa-dịch vụ. Một số biến số kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của các ngành kinh tế như: lạm phát, lãi suất, tăng trưởng GDP,…

Chính sách của Nhà nước đối với các ngành kinh doanh

Quan điểm của Nhà nước khuyến khích mở rộng, hạn chế hay thu hẹp quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các ngành trong một quốc gia. Các công cụ để Nhà nước điều tiết hoạt động của ngành bao gồm đưa ra những quy định pháp luật về hoạt động ngành nghề, các chính sách về thuế hoặc các chính sách bảo hộ nhập khẩu.

Ảnh hưởng những thay đổi từ công nghệ

Sự thay đổi về công nghệ sẽ dẫn đến sự cải tiến sản phẩm hoặc ra đời các hàng hóa thay thế hoàn toàn mới có thể đổi toàn cục một ngành, nếu muốn tồn tại và phát triển bắt buộc những doanh nghiệp phải thay đổi để bắt kịp xu thế mới.

Trong quy trình thực hiện đánh giá và lựa chọn cổ phiếu thì phân tích ngành là một trong những bước đầu tiên và quan trọng hàng đầu do nó cung cấp góc nhìn sâu sắc về lợi thế cạnh tranh, môi trường hoạt động, cơ hội phát triển cũng như quản lý rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.

Những thông tin về phân tích ngành trên đây đã giải đáp cho bạn những thông tin về phân tích ngành là gì? Vai trò của phân tích ngành trong lĩnh vực đầu tư tài chính? Hãy nắm vững các bước phân tích để trở thành nhà đầu tư thông minh và sáng suốt nhé!

Rate this post

Bài viết liên quan!

Nhận xét bài viết!